Trong những thập kỷ vừa qua, Liên minh châu Âu là một đối tác đáng tin cậy và đang hỗ trợ quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Hỗ trợ liên tục từ EU đóng góp cho việc thực hiện thành công các chính sách cải cách theo định hướng thị trường được gọi là Đổi Mới vào năm 1986, và đã dẫn đến tiến bộ kinh tế đáng chú ý của Việt Nam. Với mức sống được cải thiện đáng kể, Việt Nam đã để lại đằng sau mình hình ảnh về một trong những nước kém phát triển trên thế giới. Với mức thu nhập bình quân đầu người là 2.566 USD, Việt Nam đang được xếp là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Năm 2019, EU là thị trường ngoài nước quan trọng thứ hai đối với hàng hóa của Việt Nam. EU nhập khẩu 16% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2019. Thương mại hai chiều đạt tới 56,45 tỷ USD (theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Xuất khẩu của Việt Nam sang EU tiếp tục chiếm hai phần ba trong tổng kim ngạch này (41,55 tỷ USD). Việt Nam thu được thặng dư lớn hơn nhiều EU trong quan hệ kinh tế song phương này. Sau 25 năm tăng trưởng liên tục, thì vào năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên chỉ đạt tăng trưởng âm nhẹ (-0,7%).
Trong thương mại song phương, EU là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Khoản thặng dư thương mại liên tục 26,65 tỷ USD mà Việt Nam có được trong giao thương với EU giúp cân bằng đáng kể thâm hụt thương mại khổng lồ của Việt Nam với Trung Quốc và Hàn Quốc. Việc phê chuẩn và thực thi đầy đủ FTA với Liên minh châu Âu vào tháng 8 năm 2020 hy vọng sẽ đóng góp vào việc cân bằng cho khoản thâm thụt thương mại lớn mà EU có với Việt Nam.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU tập trung vào các sản phẩm như hàng điện tử lắp ráp/điện thoại, giầy dép, hàng dệt may, cà phê, hải sản và đồ nội thất sử dụng nhiều lao động. Hàng xuất khẩu chính của EU vào Việt Nam là các sản phẩm công nghệ tương đối cao, bao gồm nồi hơi, máy móc & sản phẩm cơ khí, máy móc & thiết bị điện, dược phẩm và một lượng rất hạn chế các loại xe gắn máy. FTA giữa hai bên rất có khả năng mở ra nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất và nhà phân phối của cả hai phía ở mọi quy mô, bao gổm cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU được hưởng lợi đáng kể từ Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập của EU (Generalised Scheme of Preferences (GSP) tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển cụ thể vào EU với những điệu kiện nhất định. Thông tin toàn diện về mức thuế nhập khẩu của EU và các điều kiện tiếp cận thị trường khác có thể xem tại Cơ sở Dữ liệu Hỗ trợ Xuất khẩu (Export Helpdesk) của EU.
Đầu tư
Liên minh châu Âu là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam. Theo Cục Đầu tư Nước ngoài của Bộ Kết hoạch và Đầu tư, các nhà đầu tư EU đã đầu tư một lượng vốn FDI theo cam kết là trên 24,6 tỷ USD vào 2.235 dự án trong vòng 29 năm qua (tính đến cuối năm 2019).
Việc thu hút và duy trì FDI của EU sẽ cho phép Việt Nam hội nhập tốt hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó xóa bỏ được sự phụ thuộc của Việt Nam vào các nhà đầu tư chính hiện nay. Ngoài ra, các nhà đầu tư EU cũng bị ràng buộc bởi những tiêu chuẩn cao nhất dành cho người lao động và bảo vệ môi trường, từ đó đóng góp vào sự thịnh vượng và phát triển xa hơn của xã hội và nền kinh tế Việt Nam.
Quản lý mối quan hệ
Ủy ban châu Âu đại diện cho EU nói chung về các vấn đề chính sách thương mại có sự tham vấn chặt chẽ với các nước thành viên EU. Các cuộc họp thường xuyên các tham tán kinh tế và thương mại của tất cả các đại sứ quán thành viên EU và Phái đoàn EU tại Việt Nam đảm bảo sự trao đổi về các vấn đề quan trọng. Ngoài ra, Phái đoàn EU cũng thường xuyên tham khảo quan điểm của các doanh nghiệp châu Âu, mà đại diện là Phòng Thương Mại Châu Âu.
Hơn nữa, như là một phần của quan hệ đối tác tiếp cận thị trường châu Âu, Đội Tiếp cận Thị trường châu Âu cho Việt Nam được thành lập vào năm 2008. Điều này đóng vai trò là diễn đàn cho các cuộc thảo luận giữa các cộng đồng doanh nghiệp, các tham tán thương mại các Nước Thành viên và Phái đoàn EU tại Việt Nam nhằm giải quyết các rào cản trong tiếp cận thị trường một cách có hệ thống và hiệu quả hơn.
Cả các tham tán thương mại và EuroCham quan tâm chặt chẽ các diễn tiến của môi trường kinh doanh ở Việt Nam và các biện pháp bảo hộ có thể được nhà chức trách Việt Nam đưa ra mà có khả năng ảnh hưởng đến thương mại. Một số vấn đề này được thể hiện trong "Sách trắng các vấn đề Thương mại /Đầu tư & các khuyến cáo" của EuroCham.
Chương trình Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) là một dự án trọng điểm trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo ở Việt Nam. Với tổng vốn hỗ trợ đạt trên 35,37 triệu € kể từ năm 1998 đến nay, dự án hiện đang cung cấp khoản vốn trị giá 16,5 triệu € cho giai đoạn thứ tư của chương trình, từ 27 tháng 8 năm 2012 đến thời điểm kết thúc dự án là vào tháng 1 năm 2018.
Dự án EU-MUTRAP đã rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ các nỗ lực đàm phán của Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO và trong Hiệp định FTA EU-Việt Nam. Dự án này cũng tiếp tục giúp đỡ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào các hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN và tiểu vùng. Mục tiêu cụ thể của chương trình này là nhằm hỗ trợ Bộ Công Thương Việt Nam và các bộ, cơ quan liên quan trong việc tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế bền vững thông qua việc cải thiện năng lực hoạch định chính sách, tham vấn chính sách và việc thực thi các cam kết liên quan, nhất là đối với FTA EU-Việt Nam.
Hiệp định tự do thương mại
Thương mại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam và tầm quan trọng này đã được phản ánh thông qua một loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đang đàm phán.
EU và Việt Nam đã chính thức triển khai đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) vào tháng 6 năm 2012. Liên minh châu Âu và Việt Nam đã hoàn tất đàm phán FTA này vào tháng 12 năm 2015 tại Brussels sau 14 vòng đàm phán. Vào tháng 7 năm 2018, EU và Việt Nam đã hoàn tất đàm phán Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA).
FTA EU-Việt Nam và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) là những hiệp định hiện đại và toàn diện. Các hiệp định này sẽ xóa bỏ gần như toàn bộ thuế quan trong thương mại hàng hóa giữa hai nền kinh tế. Hai Hiệp định đã cho thấy một niềm tin chung giữa EU và Việt Nam đó là thương mại có vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững.
Một khi có hiệu lực, các hiệp định này sẽ mang đến những cơ hội tăng cường thương mại, thúc đẩy tạo việc làm và tăng trưởng đối với cả hai bên thông qua:
-
Xóa bỏ 99% các loại thuế quan
-
Hạ thấp hàng rào quy định và giải quyết vấn đề hành chính quan liêu
-
Đảm bảo sự bảo hộ các chỉ dẫn địa lý
-
Mở cửa các thị trường về dịch vụ và mua sắm công
-
Đảm bảo rằng các quy định đã được thống nhất có thể thực thi
Hiệp định Bảo hộ Đầu tư đã được hoàn tất vào tháng 7 năm 2018 có bao hàm các quy định hiện đại về bảo hộ đầu tư có thể thực thi thông qua một Hệ thống Tòa án về Đầu tư mới và đảm bảo rằng quyền của các chính phủ của cả hai phía trong việc điều chỉnh trên cơ sở lợi ích của các công dân phía mình được bảo lưu. Hiệp định này sẽ thay thế các hiệp định đầu tư song phương mà 21 nước thành viên EU hiện đang có với Việt Nam.
Ủy ban châu Âu đã đệ trình các đề xuất về việc ký kết và hoàn thành cả hai hiệp định lên Hội đồng. Một khi có được sự ủy quyền của Hội đồng, các Hiệp định sẽ được ký và đưa ra Nghị viện châu Âu để cho phép thông qua. Sau khi có được sự thông qua của Nghị viện châu Âu, Hội đồng có thể hoàn tất hiệp định thương mại và nó có thể đi vào hiệu lực. Hiệp định bảo hộ đầu tư sẽ được phê chuẩn bởi các nước thành viên căn cứ theo thủ tục của mỗi quốc gia.
Bên cạnh việc xóa bỏ thuế quan, Việt Nam cũng sẽ gỡ bỏ hầu hết các loại thuế xuất khẩu. Hiệp định này sẽ tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường mới trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Việt Nam đã đồng ý với việc tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, viễn thông, giao thông, bưu chính và chuyển phát nhanh. Trong lĩnh vực đầu tư, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho EU, như thông qua việc dỡ bỏ hoặc hạ bớt những hạn chế trong một số lĩnh vực nhất định (như chế biến và sản xuất thực phẩm, đồ uống, đồ gốm hay sản phẩm nhựa).
Trong lĩnh vực mua sắm chính phủ, EU và Việt Nam đã đạt thoả thuận về nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các quy định trong Hiệp định Mua sắm Chính phủ (GPA) của WTO, đạt được mức độ minh bạch tương đương với các Hiệp định Thương mại tự do khác của EU với các nước phát triển và các nước đang phát triển tiên tiến hơn.
Hiệp định này cũng sẽ tăng cường việc bảo vệ những Chỉ dẫn Địa lý (GI) đại diện cho những sản phẩm nông sản hàng đầu EU như rượu Champagne, pho-mai Parmigiano Reggiano, rượu Rioja, pho-mai Roquefort và rượu Whisky Xcốt-len. Những Chỉ dẫn Địa lý của Việt Nam cũng sẽ được công nhận và bảo hộ tại EU thông qua hiệu lực của Hiệp định FTA, tạo ra một khuôn khổ đầy đủ để thúc đẩy hơn nữa việc nhập khẩu những sản phẩm chất lượng như trà Mộc Châu hay cà phê Buôn Ma Thuột.
FTA này bao gồm một chương toàn diện và có nội dung cam kết mạnh mẽ về Thương mại và Phát triển Bền vững, bao trùm các vấn đề về lao động và môi trường có liên quan trong quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam. Những cam kết đối với những tiêu chuẩn lao động cốt lõi và các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đảm bảo cả hai bên tôn trọng những quyền cơ bản của người lao động. Ngoài ra, chương này cũng bao gồm những cam kết hỗ trợ việc bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên (bao gồm động vật hoang dã, rừng và thủy hải sản). Những lĩnh vực như Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp và những cơ chế hợp tác thương mại có đạo đức và công bằng cũng được đặc biệt chú trọng.
FTA này cũng sẽ thiết lập một cấu trúc chuyên biệt để đảm bảo việc thực thi đầy đủ chương trên, bao gồm cả những cơ chế đảm bảo sự tham gia của các thành phần kinh tế, xã hội và môi trường độc lập ở cả EU và Việt Nam.
Hiệp định cũng sẽ bao hàm một mối liên kết có ràng buộc về mặt pháp lý với Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện (PCA) trong đó chi phối mối quan hệ toàn diện giữa EU và Việt Nam, qua đó đảm bảo rằng nhân quyền, dân chủ, và pháp quyền là những thành phần thiết yếu trong mối quan hệ thương mại song phương của hai bên.
Vào tháng 5 năm 2019, Phái đoàn EU tại Việt Nam tái phát hành
. Tài liệu này cung cấp thông tin ban đầu về Hiệp định cũng như về quan hệ kinh tế giữa EU và Việt Nam.
Thông tin khác trong các đường dẫn dưới đây: