THIS CONTENT HAS BEEN ARCHIVED

Ủy ban châu Âu cảnh báo Việt Nam chưa có hành động đầy đủ nhằm chống lại đánh bắt cá phi pháp

24.10.2017
Teaser

IUU fishing

Text

Ủy ban châu Âu hiện vẫn đang tiếp tục cuộc chiến chống lại nạn đánh bắt hải sản phi pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU fishing) trên phạm vi toàn thế giới với việc rút ra một “thẻ vàng” cảnh báo Việt Nam về nguy cơ bị coi là một quốc gia bất hợp tác.

Quyết định ngày hôm nay nhấn mạnh rằng Việt Nam đã hành động chưa đủ nhằm chống lại nạn đánh bắt cá trái phép. Quyết định này cũng chỉ ra những thiết xót, như việc thiết một hệ thống xử phạt hiệu quả nhằm răn đe những hành động đánh bắt hải sản phi pháp, không báo cáo và không theo quy định cũng như thiếu hành động cần thiết nhằm xử lý các hoạt động đánh bắt cá trái phép được thực hiện bởi những tàu cá Việt Nam tại vùng biển của các nước láng giềng, trong đó có các Quốc đảo nhỏ Đang phát triển ở Thái Bình Dương. Ngoài ra, Việt Nam có một hệ thống kém hiểu quả trong việc kiểm soát cá được đưa vào bờ, chế biến tại địa phương trước khi xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, trong đó có EU.

Cao ủy về Môi trường, Các vấn đề Hàng hải và Nghề cá, Ngài Karmenu Vella cho biết: “Với cảnh báo ngày hôm nay, chúng tôi đã thể hiện cam kết vững chắc của mình nhằm chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp trên toàn cầu. Chúng tôi không thể phớt lờ tác động của các hành động phi pháp do các tàu cá Việt Nam thực hiện lên các hệ sinh thái biển trong khu vực Thái Bình Dương. Chúng tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam nỗ lực hơn trong cuộc chiến này để chúng tôi có thể nhanh chống bảo lưu lại quyết định trên. Chúng tôi hiện cũng đang đề nghị cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam.”

Ở giai đoạn này thì quyết định trên không bao hàm biện pháp nào gây ảnh hưởng tới thương mại. “Thẻ vàng” đưa ra được coi như một lời cảnh báo và vẫn mở ra khả năng để Việt Nam tiến hành các biện pháp nhằm cải thiện tình hình trong một khoảng thời gian hợp lý. Nhằm thực hiện việc này, Ủy ban đã đề xuất một kế hoạch hành động nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc xử lý những thiếu xót đã được xác định.

Quyết định của Ủy ban là kết quả của một quá trình phân tích kỹ lưỡng và cân nhắc thỏa đáng tới trình độ phát triển của Việt Nam. Quyết định đã phải trải qua một quá trình dài gồm các cuộc thảo luận không chính thức với các cơ quan thẩm quyền Việt Nam kể từ năm 2012. Các cơ quan này của Việt Nam hiện đã được mời tham gia vào một thủ tục đối thoại chính thức nhằm giải quyết những vấn đề đã được xác định và thực hiện kế hoạch hành động nêu trên.

Thông tin nền

Hàng năm có khoảng 11 tới 26 triệu tấn cá, hay tương đương ít nhất 15% sản lượng khai thác trên thế giới, đã bị đánh bắt một cách bất hợp pháp. Sản lượng này trị giá từ 8 tới 19 tỉ euro. Là một nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, EU không mong muốn bị liên quan tới và phải chấp nhận những sản phẩm như vậy được đưa vào thị trường mình. ‘Quy định về IUU’ có hiệu lực kể từ năm 2010 là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến với nạn đánh bắt cá trái phép nhằm đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm thủy sản được chứng nhận là hợp pháp mới có thể tiếp cận thị trường EU. Với mục tiêu này, Ủy ban tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại song phương với trên 50 quốc gia bên thứ ba. Khi các Quốc gia thứ ba không thể tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình như các quy định đối với Quốc gia có cơ, Quốc gia có bờ biển, Quốc gia có cảng và Quốc gia có thị trường, Ủy ban sẽ chính thức tiến hành quá trình hợp tác và hỗ trợ đối với các Quốc gia này nhằm giúp đỡ họ cải thiện các khung khổ pháp lý và hành chính để đấu tranh với nạn đánh bắt cá trái phép. Những bước tiến hành trong quá trình này bao gồm đầu tiên là cảnh cáo (“thẻ vàng”), một “thẻ xanh” nếu các vấn đề được giải quyết hoặc một “thẻ đỏ” nếu không giải quyết được các vấn đề. Biện pháp cuối cùng trong số trên sẽ dẫn tới việc Hội đồng EU đưa ra một danh sách quốc gia, tiếp đến là một loạt các biện pháp áp dụng đối với các quốc gia thứ ba, bao gồm cả một lệnh cấm trao đổi thương mại các mặt hàng thủy sản.

Kể từ tháng 11 năm 2012, Ủy ban đã tiến hành các cuộc đối thoại chính thức với một số nước thứ ba (thuộc giai đoạn xác định vấn đề hoặc đã bị “thẻ vàng”) đã được cảnh báo về việc cần thiết phải có hành động mạnh mẽ nhằm chống lại nạn đánh bắt hải sản phi pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Khi các tiến bộ quan trọng được ghi nhận, Ủy ban có thể chấm dứt quá trình đối thoại (bỏ trạng thái tiến hành xác định vấn đề hoặc đưa ra “thẻ xanh”). Khi một số quốc gia không thể hiện được những cam kết cần thiết để cải cách, thủy sản do tàu cá của các quốc gia này đánh bắt sẽ không thể được nhập khẩu vào EU (giai đoạn xác định xong vấn đề hoặc đã bị “thẻ đỏ”). Danh sách đầy đủ các quốc gia có tại đây.

Chiến đấu chống lại đánh bắt cá trái phép là một phần trong cam kết của EU nhằm đảm bảo việc khai thai biển và các nguồn lợi thủy sản một cách bền vững như đã được nêu trong Nghị trình Quản trị Đại dương Quốc tế. Các sản phẩm thủy sản bền vững và cuộc đấu tranh với nạn đánh bắt hải sản phi pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cũng là một trong những chủ đề chính được thảo luận tại Hội nghị quốc tế Đại dương của chúng ta lần thứ 4 do Liên minh châu Âu chủ trì tổ chức tại Malta từ ngày 5-6 tháng 10 năm 2017.

 

Category
Press releases
Location

Bruxelles

Editorial sections
Vietnam